Trong thế giới của phát triển web, việc làm việc với Localhost phpmyadmin là một phần quan trọng không thể thiếu. Localhost là môi trường phát triển địa phương trên máy tính của bạn, cho phép bạn xây dựng và thử nghiệm ứng dụng mà không cần kết nối internet. Từ việc phát triển trang web đơn giản đến ứng dụng web phức tạp, việc sử dụng Localhost là một bước khởi đầu quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu cách làm việc hiệu quả với Localhost để tối ưu hóa quá trình phát triển web của bạn.
Contents
Làm việc với thư mục Root Localhost
Đường dẫn thư mục root của AppServ và XAMPP hoàn toàn khác nhau, cụ thể:
- Thư mục root của AppServ là F:AppServwww – thư mục chính để chạy website
- Thư mục root của Xampp là F:xampphtdocs
Chú ý: Ổ F là theo hướng dẫn của mình, còn bạn chọn ổ nào khi cài đặt thì nó sẽ có đường dẫn bắt đầu từ ổ đĩa đó
Tạo cơ sở dữ liệu trên MySQL localhost
Để tạo database trong MySQL trên localhost, bạn có thể làm theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào hệ thống PhpMyAdmin, một công cụ quản lý cơ sở dữ liệu trên trình duyệt của bạn. Đối với cả AppServ và XAMPP, bạn có thể truy cập thông qua đường dẫn //localhost/phpmyadmin.
Chú ý :
- Với Localhost của AppServ thì đăng nhập theo thông số sau:
Tên đăng nhập: root
Mật khẩu: root
- Với XAMPP thì không phải đăng nhập.
Bước 2: Nếu đây là lần đầu tiên bạn truy cập localhost hoặc ngôn ngữ mặc định là tiếng Pháp, hãy đổi ngôn ngữ sang tiếng Anh.
Bước 3: Sau khi đã đăng nhập thành công, nhập tên cho Database của bạn và chọn Collation là utf8_unicode_ci (cuối cùng), sau đó nhấn Create để tạo database.
Tạo xong Database 2015_bkasoft thì mặc định thông tin tài khoản truy cập là:
- Database Host: localhost
- Database user: root
- Database password: trống
- Database name: 2015_bkasoft
Tạo tên miền ảo trên Localhost trong XAMPP
Mặc định, Localhost sẽ chạy với tên miền là //localhost. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi thành một tên miền ảo khác hoặc thêm các tên miền ảo khác như một tùy chọn linh hoạt. Ví dụ, bạn có thể thêm m.bkasoft.net vào danh sách các tên miền ảo.
Bước 1:Thiết lập tên miền ảo trỏ về IP 127.0.0.1
Mặc định localhost đã trỏ về IP 127.0.0.1, vì vậy tên miền mới chạy trên localhost bạn cũng phải cấu hình trỏ về IP đó bằng cách: Mở thư mục C:WindowsSystem32driversetc > Nhấp chuột vào hosts chọn Properties
Bước 2: Cửa sổ mới mở ra chọn tab Security > SYSTEM > Edit
Bước 3: Chọn User (tên máy) > Allow (chọn full quyền) > Chọn Apply
Bước 4: Sửa file Hosts với Notepad hoặc phần mềm sửa code > Thêm đoạn code phía dưới giống hình ảnh minh họa chỗ trỏ IP > Ctrl + S (lưu lại)
127.0.0.1 w1.muahet.net
Bước 5: Thêm tên miền vào Localhost (VirtualHost)
Vào F:xampphtdocs tạo 1 thư mục có tên là w1.muahet.net
Bước 6: Vào thư mục F:xamppapacheconfextra > Sửa file httpd-vhost.conf > Tìm:
##NameVirtualHost *:80
Xóa 2 dấu ## cho thành
NameVirtualHost *:80
Và thêm đoạn code này vào file:
<VirtualHost *:80>
ServerAdmin contact@bkasoft.net
DocumentRoot "F:/xampp/htdocs/w1.muahet.net"
ServerName w1.muahet.net
</VirtualHost>
Chú ý: DocumentRoot phải đổi ổ F thành ổ mà bạn cài đặt XAMPP. Sau đó, lưu lại để hoàn thành.
Bước 7: Test xem đã thành công hay chưa
Mở XAMPP và Stop lại Apache, sau đó Start lại mục đích để XAMPP nhận tên miền mới w1.muahet.net. Tiếp theo truy cập //w1.muahet.net nếu nó chạy được như hình dưới là OK!
Chú ý: Chỉ XAMPP mới có nhiều tên miền ảo chạy cùng 1 lúc
Cách đổi cổng mạng cho Localhost phpmyadmin 8080
Mặc định Localhost sẽ sử dụng cổng 80, bạn muốn chuyển sang cổng 8080 thực hiện theo hướng dẫn sau:
F:xamppapacheconf -> Chọn httpd.conf -> Chuột phải sửa với Notepad -> Tìm dòng
Listen 80
Sửa lại thành
Listen 8080
Tiếp theo chọn Save > Mở XAMPP Panel > Stop cái Apache và Start lại > Mở trình duyệt chạy thử với port mới //localhost:8080. Nếu chạy được là OK.
Khi sử dụng localhost, có một số điều cần chú ý:
- Không thể chia sẻ website ở localhost với bạn bè.
- Sau khi hoàn thành việc phát triển website trên localhost, bạn có thể dễ dàng chuyển nó lên một hosting hoặc server.
- Localhost thường không gặp vấn đề về tốc độ trừ khi máy tính của bạn quá yếu.
- Website trên localhost ít gặp vấn đề về bảo mật như lỗi SQL Injection hoặc các loại hack local phổ biến.
- Localhost có thể truy cập từ mạng nội bộ (sử dụng dây mạng), nhưng không thể truy cập từ mạng Wi-Fi.
Hy vọng bài hướng dẫn trên đây sẽ hữu ích cho bạn khi tự học WordPress. Mọi thắc mắc, bạn vui lòng để lại comment dưới bài viết để được giải đáp nhé!
Mọi người cũng tìm kiếm:localhost 8080/phpmyadmin, localhost:8080/phpmyadmin, localhost:8080/phpmyadmin/, localhost/phpmyadmin/127.0.0.1, appserv là gì, localhost/8080/phpmyadmin, localhost/admin, localhost/phpmyadmin/wordpress