WordPress là một mã nguồn mở (Open Source Software) chuyên sử dụng để tạo ra những trang Blog cá nhân nói riêng và website nói chung. WordPress vô cùng phổ biến và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Và nếu như bạn đang sở hữu một trang WordPress thì việc tối ưu tốc độ website là vấn đề cần được quan tâm. Vì chúng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến trải nghiệm người dùng, kéo theo lượng traffic tuột giảm nếu như tốc độ web không đạt yêu cầu. Dưới đây chính là thủ thuật giúptăng tốc WordPresshiệu quả mà bạn có thể áp dụng.
Contents
1. Tại sao phải tăng tốc website WordPress?
Theo nghiên cứu của Gomez.com, hơn một nửa số người dùng internet mong đợi rằng một trang web sẽ được tải hoàn chỉnh trong vòng 2 giây. Nếu quá trình tải chậm hơn, họ có thể trở nên không hài lòng và có khả năng rời khỏi trang web để tìm kiếm các đối thủ khác có thời gian tải trang nhanh hơn.
Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Akamai cũng chỉ ra rằng khoảng 3/4 người dùng truy cập vào một trang web sẽ không quay lại nếu trang web đó mất hơn bốn giây để tải xong. Do đó, để đáp ứng yêu cầu của người dùng và giảm tỷ lệ thoát, hãy đảm bảo rằng tất cả các trang trên website của bạn tải nhanh chóng trong vòng 2 giây.
Kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi Gomez.com và Akami.com
2. Tốc độ Website ảnh hưởng thế nào đến SEO?
Thời gian tải trang, hay còn gọi là tốc độ website, là thời gian mà một trang web cần để hoàn thành quá trình tải đầy đủ. Tốc độ tải trang đóng vai trò quan trọng trong chiến lược SEO của một trang web.
2.1. Là một yếu tố xếp hạng của Google
Tốc độ tải trang chậm có thể dẫn đến xếp hạng thấp hơn trên các công cụ tìm kiếm. Khi một trang web mất quá nhiều thời gian để tải, Google có thể không thể duyệt toàn bộ nội dung của trang do các tác vụ khác cần hoàn thành.
Google không đợi lâu và sử dụng yếu tố này để đánh giá xếp hạng trang web. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xếp hạng của trang web và cũng không tốt cho lưu lượng truy cập.
2.2. Ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng
Khi trang web có tốc độ load nhanh, người dùng sẽ không phải chờ đợi quá lâu. Điều này kết hợp với nội dung chất lượng có thể tạo ra sự hứng thú và thoải mái cho người dùng khi truy cập vào trang web của bạn. Họ có khả năng quay lại website và tăng cường hoạt động mua sắm hoặc tương tác nhiều hơn.
Tốc độ tải trang ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng
2.3. Ảnh hưởng đến Bounce Rate
Theo một nghiên cứu, hơn 72% người dùng trên thiết bị di động sẽ rời trang nếu phải chờ quá 5 giây để load hoàn chỉnh trang web. Tương tự, khoảng 55% người dùng trên máy tính để bàn sẽ tắt trang hoặc chuyển sang trang khác nếu phải mất hơn 3 giây để tải trang web đầy đủ.
Rõ ràng thấy rằng thời gian tải trang có tác động lớn đến trải nghiệm người dùng. Nếu không tối ưu tốc độ tải trang, bạn có thể mất đi khách hàng tiềm năng và làm suy yếu chiến lược SEO của mình.
2.4. Ảnh hưởng đến quá trình thu thập dữ liệu của Google
Google dễ dàng tiếp cận và thu thập dữ liệu từ những trang web có tốc độ tải nhanh hơn so với những trang tải chậm. Nguyên nhân thường thấy dẫn đến một website load chậm là do sử dụng quá nhiều file, hình ảnh có dung lượng lớn và không áp dụng các công nghệ tối ưu hóa hiện đại để cải thiện trang. Điều này đòi hỏi Google phải dùng nhiều tài nguyên hơn, tiêu tốn nhiều băng thông và có thể dẫn đến chi phí cao hơn.
3. Nguyên nhân khiến website WordPress load chậm?
3.1. Cài quá nhiều plugin
Plugin là các gói mở rộng giúp hoàn thiện hơn các tính năng sẵn có của WordPress. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá nhiều plugin cũng có thể làm chậm tốc độ tải trang của website WordPress.
Các plugin hoạt động bằng cách kết nối và tương tác với các hàm trong nhân của WordPress. Việc kết nối quá nhiều hàm như vậy đồng nghĩa với việc WordPress phải thực hiện nhiều tác vụ trước khi hiển thị nội dung của trang.
3.2. Hình ảnh chưa được tối ưu
Yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến tốc độ tải trang đó là hình ảnh. Nếu không muốn website chạy một cách ì ạch thì các hình ảnh của bạn phải được tối ưu.
3.3. Sử dụng các plugin phiên bản cũ
Các plugin phiên bản mới thường có hiệu suất làm việc tốt hơn, chính vì thế việc cập nhật thường xuyên các phiên bản plugin đã lỗi thời sẽ một phần giúp trang của bạn tăng tốc WordPress.
3.4. Sử dụng các Widget bên ngoài
Giống như các plugin, việc sử dụng các Widget bên ngoài gây ảnh hưởng đến khả năng load trang. WordPress có những Widget mặc định và chúng tối ưu cho nền tảng nhưng khi bạn sử dụng các Widget bên ngoài thì đó là chuyện khác. Chúng sẽ mất thời gian để load xong nội dung và hiển thị trên máy người dùng. Nếu các Widget này gặp sự cố, trình duyệt vẫn phải xử lý cho đến khi quá thời gian chờ timeout.
Việc dùng các Widget bên ngoài không tốt cho quá trình load website
3.5. Lượng truy cập cao và quá nhiều dữ liệu
Kết quả của việc lượng truy cập cao và quá nhiều dữ liệu là tốc độ tải trang web sẽ bị ảnh hưởng lớn, thậm chí có thể gây ra tình trạng server quá tải và gặp khó khăn trong việc đáp ứng đồng thời các yêu cầu từ người dùng.
Khi lượng truy cập tăng cao, có thể gây thiếu hụt CPU và RAM để xử lý hoặc số lượng kết nối vượt quá giới hạn. Điều này thường xảy ra, đặc biệt với các trang web lớn khi chạy chương trình khuyến mãi, chiến dịch marketing,… Tốc độ chậm của WordPress là một vấn đề không thể tránh khi lượng truy cập quá lớn.
3.6. Bị tấn công DDos/Botnet
Thương trường là chiến trường, các đối thủ cạnh tranh có thể dùng thủ thuật để tăng lượng truy cập cao một cách đột ngột, khiến trang web của bạn rơi vào tình trạng chậm chạp, thậm chí là sập server.
3.7. Sử dụng phiên bản WordPress quá thấp
Mỗi phiên bản WordPress được cập nhật đều mang theo các bản vá lỗi cho hệ thống. Điều này giúp khám phá và khắc phục các lỗi bảo mật mà ngay cả nhà phát triển cũng có thể không biết. Ngoài ra, còn có những phần chưa được tối ưu hoàn toàn, và vì vậy WordPress liên tục cung cấp các bản cập nhật mới. Điều này được thể hiện trong danh sách thay đổi của nhóm phát triển, với sự nhắc đến hiệu suất (performance) của WordPress.
3.8. Theme chưa được tối ưu
Một trong những nguyên nhân chính gây chậm tải trang web WordPress là do các theme chưa được tối ưu hoặc chứa mã độc và sử dụng các tài nguyên hệ thống như jQuery, hình ảnh một cách tốn kém. Để tăng tốc WordPress, lời khuyên dành cho bạn là nên giảm thiểu việc sử dụng jQuery và hạn chế tối đa sử dụng các tài nguyên này. Điều này có thể giúp cải thiện hiệu suất và tối ưu website WordPress của bạn.
4. Thủ thuật để tăng tốc WordPress?
Cách 1: Tăng tốc load Google Fonts
Một trong những thủ thuật để tăng tốc độ trang web là tăng tốc cho load Google Fonts
Thông thường Load Google Fonts sẽ tồn tại 2 nhược điểm:
- Sử dụng fonts trong quá trình tải trang có thể gây chậm tải các nguồn tài nguyên khác như CSS, JS, hình ảnh,… Bởi vì phải đợi fonts được tải xong mới tiếp tục tải các nguồn tài nguyên khác. Điều này làm cho trang web của bạn tải chậm hơn và điểm đánh giá của Google PageSpeed Insights có thể giảm đi.
- Ngoài ra, khi đang tải fonts, các phần chứa văn bản sử dụng Google Fonts sẽ không hiển thị ngay mà thay vào đó là một vùng trống. Điều này gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và không mang lại trải nghiệm tốt.
Đọc thêm: Cách tăng tốc Load Google Fonts cho website WordPress
Cách 2: Vô hiệu hóa cronjob
Cron job trong WordPress được sử dụng để lên lịch các công việc định kỳ trên trang web, như đăng bài, kiểm tra cập nhật, hoặc sao lưu dữ liệu. WP-Cron là hệ thống xử lý sự kiện trong WordPress dùng để mô phỏng các công việc định kỳ. Tuy nhiên, việc sử dụng WP-Cron có thể ảnh hưởng đến tốc độ tải trang, đặc biệt là khi trang web có lưu lượng truy cập cao.
Hiện tại, WP-Cron tích hợp trong WordPress gặp nhiều vấn đề về hiệu suất. Điều quan trọng là hiểu rõ WP-Cron không phải là một Cron job thực sự, mà chỉ là một giả lập của hệ thống Cron.
WP-Cron tích hợp trong WordPress gặp nhiều vấn đề về hiệu suất
WP-Cron trong WordPress không hoạt động liên tục. Mặc định, wp-cron.php sẽ được kích hoạt mỗi khi trang web được tải. Điều này có thể gây vấn đề khi trang web có lưu lượng truy cập lớn. Trên các trang web thiếu PHP worker, có thể xảy ra sự cố với một số yêu cầu. Khi đó, WordPress sẽ tạo ra một Cron job.
Trái lại, trên các trang web có lưu lượng truy cập thấp, lịch trình đã được đặt trước có thể bị bỏ qua vì không có ai tải lại trang. Một cách tốt hơn là vô hiệu hóa WP-Cron và thay thế bằng hệ thống Cron. Điều này cho phép đặt lịch trình cụ thể và thậm chí được khuyến nghị trong hướng dẫn chính thức của Plugin.
Đọc thêm: Hướng dẫn tắt WP-Cron và tạo Cron mới trên hosting
Cách 3: Tối ưu CSS
Điều này thường bị bỏ qua, nhưng đây là một trong những cách tối ưu quan trọng để trang web hoạt động nhanh hơn.
Đôi khi, các nhà phát triển chỉ tập trung vào việc tối ưu thuật toán, xử lý dữ liệu trong phần controller, model và database, mà quên rằng HTML, CSS cũng là những phần quan trọng mà chúng ta gửi về phía client.
CSS cũng là những phần quan trọng cần được tối ưu hóa để cải thiện tốc độ tải trang
Việc tối ưu CSS là nhiệm vụ của các nhà phát triển front-end, những người làm việc thường xuyên với HTML, CSS, JavaScript và hình ảnh. Tốc độ tải trang web không chỉ phụ thuộc vào yếu tố từ server mà còn phụ thuộc rất nhiều vào kích thước và số lượng file cần tải về. Việc giảm kích thước file và số lượng file giúp tăng tốc độ tải và giảm số lượng yêu cầu gửi đến server.
Đọc thêm: 11 cách tối ưu CSS hiệu quả giúp tăng tốc WordPress
Cách 4: Tối ưu JavaScript
Tối ưu JavaScript để tăng tốc WordPress
JavaScript thường là nguyên nhân chính làm cho trang web tải chậm, và việc tối ưu hóa JavaScript có thể cải thiện đáng kể tốc độ tải trang và giảm tải cho máy chủ web.
Nếu bạn không tối ưu phân phối JavaScript một cách chính xác, bạn có thể gặp phải vấn đề hiển thị màn hình ban đầu bị chặn, hoặc tối ưu hóa không đúng cách có thể gây lỗi và xung đột.
JavaScript hiện đang là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trên thế giới, đến năm 2020. Gần như tất cả các trang web WordPress và các chủ đề (themes) đều sử dụng JavaScript và jQuery.
Đọc thêm: Cách tối ưu JavaScript để tăng tốc độ load website WordPress
Cách 5: Sử dụng plugin Cache WordPress
Khi người truy cập truy cập vào trang web của bạn, WordPress sẽ thực hiện các truy vấn đến cơ sở dữ liệu để tải giao diện, nội dung liên quan và các tệp tin khác liên quan đến trang đó.
Khi có nhiều người truy cập cùng một lúc, trang web phải xử lý nhiều yêu cầu trong thời gian ngắn, dẫn đến tình trạng máy chủ không đáp ứng. Kết quả là bạn có thể gặp các lỗi như “500 internal server error” hoặc “error connecting database”.
Cache WordPress là phương pháp hữu hiệu để người dùng có thể trải nghiệm trang web với tốc độ nhanh hơn
Để giải quyết vấn đề này, sử dụng plugin Cache là một giải pháp hữu hiệu. Plugin Cache sẽ chuyển đổi các trang của bạn thành các trang tĩnh và lưu trữ chúng trong bộ nhớ cache khi người dùng truy cập lần đầu tiên.
Khi người dùng truy cập lại cùng một trang, plugin cache sẽ phục vụ trang từ bộ nhớ cache thay vì truy vấn cơ sở dữ liệu, giúp giảm tải cho máy chủ và làm cho trang web tải nhanh hơn. Đặc biệt, việc sử dụng bộ nhớ cache giúp giảm tải cho máy chủ và có thể tránh được các cảnh báo vượt quá giới hạn CPU.
Đọc thêm: Top 6 plugin tăng tốc website WordPress tốt nhất
Cách 6: Tối ưu hóa hình ảnh
Việc không tối ưu hóa hình ảnh trong WordPress sẽ làm cho trang web của bạn trở nên rất chậm và sử dụng băng thông nhiều hơn cần thiết. Hình ảnh có thể chiếm phần lớn không gian lưu trữ, nhưng thực tế không cần phải có kích thước lớn như vậy.
Có một số lý do quan trọng bạn nên nén hình ảnh trong WordPress:
- Tăng tốc độ tải trang web: Một trang web chậm sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng, khiến họ có thể rời khỏi trang ngay lập tức. Tỷ lệ tần suất thoát trang tăng lên, thời gian trên trang giảm xuống, và bạn có thể mất đi nhiều độc giả tiềm năng.
- Tiết kiệm không gian lưu trữ: Thông thường, bạn sẽ không gặp vấn đề với giới hạn dung lượng của gói hosting hiện tại. Tuy nhiên, việc giảm kích thước hình ảnh sẽ giúp trang web của bạn trở nên nhẹ nhàng hơn, hoạt động mượt mà hơn. Hơn nữa, việc giảm dung lượng cũng có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí nếu bạn phải thanh toán dựa trên dung lượng sử dụng.
- Cải thiện xếp hạng trên công cụ tìm kiếm: Các công cụ tìm kiếm như Google không thích những trang web chậm chạp. Bằng cách tối ưu hóa hình ảnh, bạn có thể cải thiện xếp hạng của trang web trên kết quả tìm kiếm.
Tối ưu hóa hình ảnh trong WordPress không phải là công việc khó khăn hoặc tốn nhiều thời gian, nó có thể trở thành một phần trong quy trình viết bài của bạn. Nếu bạn không nén hình ảnh, điều này sẽ ảnh hưởng đến mức độ thành công của trang web trong thời gian dài.
Đọc thêm: 4 cách tối ưu hóa hình ảnh giúp tăng tốc độ tải trang web
Cách 7: Chọn một đơn vị cung cấp hosting, VPS, server có tốc độ cao
Hosting và VPS cung cấp tài nguyên máy chủ như bộ nhớ, CPU và băng thông. Một hosting chất lượng kém hoặc VPS với tài nguyên hạn chế có thể làm cho trang web chậm và không phản hồi nhanh. Khi tài nguyên bị quá tải do lưu lượng truy cập lớn hoặc ứng dụng phức tạp, tốc độ tải trang web sẽ giảm đi đáng kể.
Ngoài ra cấu hình máy chủ, chẳng hạn như vi xử lý, bộ nhớ, ổ cứng và cơ chế lưu trữ, ảnh hưởng đến khả năng xử lý và phản hồi của trang web. Một cấu hình tốt hơn với phần cứng mạnh mẽ sẽ giúp trang web chạy nhanh hơn và đáp ứng tốt hơn đối với lưu lượng truy cập lớn.
Tóm lại, việc lựa chọn hosting hoặc VPS tốt, có tài nguyên đủ lớn và cấu hình phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo tốc độ tải trang web nhanh và trải nghiệm người dùng.
Chính vì thế việc lựa chọn một nhà cung cấp hosting, VPS chất lượng cao trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu, KDATA là chọn lựa thích hợp dành cho bạn. Với những gói hosting/VPS có dung lượng cao nhưng giá thành vô cùng hợp lý sẽ giúp bạn đồng thời cải thiện trải nghiệm người dùng và tiết kiệm chi phí đầu tư đáng kể.
Bên cạnh đó, KDATA sử dụng máy chủ với ổ cứng SSD giúp xử lý dữ liệu một cách nhanh chóng, từ đó tăng tốc WordPress của bạn lên nhiều lần.
Tham khảo các gói dịch vụ của KDATA tại: //kdata.vn/
Bên trên là 7 cách tăng tốc WordPress cơ bản mà WP KDATA muốn giới thiệu tới các bạn. Ngoài ra còn rất nhiều cách khác giúp tối ưu tốc độ website, chẳng hạn như:
- Chọn một máy chủ tốt
- Bắt đầu với theme hoặc framework chuẩn
- Sử dụng mạng phân phối nội dung (CDN)
- Cải thiện hóa trang chủ
- Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu WordPress của bạn
- Tắt bớt hot link trên bài bạn
- Thêm tiêu đề hết hạn vào nguồn tĩnh
- Điều chỉnh hình ảnh Gravatar
- Thêm LazyLoad vào hình ảnh của bạn
- Kiểm soát số lượng bản sửa đổi bài đăng được lưu trữ
- Tắt pingbacks và trackbacks
- Thay thế PHP bằng HTML tĩnh, khi cần thiết
- Sử dụng CloudFlare
Có rất nhiều cách để tăng tốc WordPress, việc của bạn là xác định xem đâu là yếu tố gây nên sự chậm trễ khi tải trang. Khi đã biết được nguyên nhân thì hãy thực hiện việc tối ưu, sửa đổi để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, giữ chân khách hàng ở lại website lâu hơn.