Dưới đây là top 6 plugin chatbot WordPress tốt nhất giúp cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, giảm thiểu chi phí và phản hồi khách hàng một cách nhanh chóng.
Contents
1. Chatbot With IBM Watson
Chatbot with IBM Watson là một plugin chatbot WordPress mạnh mẽ, được phát triển trên nền tảng công nghệ Watson Assistant của IBM.
Giá cả
Watson Assistant hiện cung cấp cả gói miễn phí và trả phí. Nếu sử dụng gói miễn phí, bạn có thể dùng chatbot để trò chuyện với tối đa 1.000 người dùng mỗi tháng và lưu trữ dữ liệu phân tích trong vòng 7 ngày.
Còn nếu muốn tương tác với nhiều user hơn, bạn có thể chọn gói trả phí (Plus hoặc Enterprise) với mức giá bắt đầu từ 140 USD/tháng.
Ưu điểm
- Có gói miễn phí với nhiều tính năng hữu ích.
- Khả năng tùy chỉnh cao, sử dụng công nghệ AI mạnh mẽ của IBM.
- Công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP).
- Tích hợp sẵn tính năng gọi VOIP.
- Bảo mật tốt.
- Gói trả phí cho phép dùng thử trong 30 ngày.
Nhược điểm
- Có nhiều thiết lập khá phức tạp, thích hợp với người đã có nền tảng kỹ thuật.
- Khả năng quản lý dữ liệu khách hàng còn hạn chế.
- Gói trả phí khá đắt, bắt đầu từ 140 USD/tháng.
2. Tidio – Live Chat, Chatbots & Email Marketing
Tidio – Live Chat, Chatbots & Email Marketing là một công cụ tạo chatbot đơn giản và rất dễ sử dụng hiện nay. Với Tidio chatbot, bạn có thể tự tạo các kịch bản trả lời nhanh chóng mà không cần viết code. Hiện plugin này đang nhận được đánh giá 4.6/5* và có hơn 100.000 lượt cài đặt trên WordPress.
Giá cả
Hiện Tidio đang cung cấp các gói chatbot với mức phí như sau:
- Miễn phí – Thích hợp cho các doanh nghiệp nhỏ: Chatbot có thể thu hút tối đa 100 khách hàng truy cập mỗi tháng.
- Chatbots – Thích hợp cho các doanh nghiệp đang phát triển: 39 USD/tháng. Chatbot không giới hạn số lượng khách truy cập.
Ưu điểm
- Đơn giản, dễ sử dụng.
- Giao diện trực quan, thân thiện với người dùng.
- Có phiên bản miễn phí.
- Có app di động, giúp bạn kiểm soát và giữ kết nối với khách hàng dễ dàng hơn.
Nhược điểm
- Khi tạo luồng hội thoại (flow) cho chatbot, các khối có thể di chuyển rất tự do. Điều này sẽ khiến flow trông rối rắm nếu bạn không cẩn thận khi sắp xếp.
- Các tính năng vẫn còn chưa linh hoạt.
- Khả năng tùy biến chưa cao.
- Gói miễn phí chỉ sử dụng được cho tối đa 100 khách hàng/tháng.
3. WP – Chatbot for Facebook Messenger Customer Chat
WP – Chatbot for Facebook Messenger là một trong những plugin tạo chatbot WordPress phổ biến nhất hiện nay với hơn 10.000 lượt cài đặt đang hoạt động trên kho ứng dụng WordPress. Là sản phẩm của MobileMonkey, plugin này hiện được Neil Patel và Backlinko (hai tên tuổi lớn trong lĩnh vực marketing online) khuyến nghị sử dụng.
Giá cả
Ngoài gói miễn phí, WP – Chatbot for Facebook Messenger còn cung cấp các gói trả phí với mức giá như sau:
- Gói Operator: 19 USD/tháng.
- Gói Startup: 59 USD/tháng.
- Gói Agency: 199 USD/tháng.
Ưu điểm
- Thiết lập đơn giản, dễ dàng, không cần viết code.
- Quản lý tin nhắn tập trung trên cùng một hệ thống, giúp đảm bảo tính liền mạch, dễ dàng tư vấn cho khách hàng.
- Tích hợp website với trang Facebook.
- Sử dụng Mindmap kéo thả, giúp tạo kịch bản trả lời tự động một cách trực quan.
- Có gói miễn phí.
Nhược điểm
- Chỉ dành cho các doanh nghiệp/cá nhân có hoạt động kinh doanh trên Facebook.
4. Collect.chat
Collect.chat là một plugin chatbot WordPress tiện lợi, được sử dụng chủ yếu với mục đích giúp khách hàng đặt lịch hẹn tự động và thu thập dữ liệu người dùng.
Giá cả
Collect.chat cung cấp các gói dịch vụ như sau:
- Gói miễn phí: Cung cấp các tính năng chatbot cơ bản, tối đa 50 response mỗi tháng (phù hợp cho các trang web có lưu lượng truy cập thấp).
- Gói Lite: 24 USD/tháng. Cho phép nhận tối đa 500 response mỗi tháng, hỗ trợ thêm tính năng logical jump.
- Gói Standard: 49 USD/tháng. Cho phép nhận tối đa 2.500 response mỗi tháng.
- Gói Plus: 99 USD/tháng. Cho phép nhận tối đa 5.000 response mỗi tháng.
Ưu điểm
- Cài đặt, tùy chỉnh dễ dàng.
- Giao diện thiết kế thu hút, kết hợp với bộ emoji đẹp, trực quan.
- Có thể tạo câu hỏi nhanh bằng cách kéo – thả.
- Có cung cấp bản miễn phí.
- Bản trả phí có chính sách 30 ngày hoàn tiền nếu không hài lòng.
- Có tài liệu hướng dẫn khá đầy đủ.
Nhược điểm
- Các tính năng của bản miễn phí còn khá hạn chế, số lượng response (phản hồi) mỗi tháng chỉ được tối đa 50 người.
- Không sử dụng NLP.
- Không tích hợp live chat.
5. ChatBot – WPBot by QuantumCloud
ChatBot – WPBot là một plugin chatbot WordPress có nhiều chức năng và dễ dàng cài đặt dành cho các website kinh doanh trực tuyến.
Ưu điểm
- Có bản miễn phí với nhiều tính năng hữu ích.
- Mức giá của các gói trả phí khá “ổn áp”. Có gói trọn đời – chỉ cần thanh toán 1 lần, sử dụng mãi mãi.
- Cung cấp nhiều addon hỗ trợ.
- Sử dụng nền tảng Dialogflow rất mạnh mẽ của Google.
Nhược điểm
- Thiết kế của các template cho khung chat chưa thu hút.
Giá cả
Ngoài phiên bản WPBot Lite miễn phí, plugin chatbot còn cung cấp các gói trả phí như sau:
- Personal: 29 USD/năm. Cài đặt trên 1 trang duy nhất (phù hợp cho các trang web cá nhân, bán hàng nhỏ lẻ).
- Master: 88 USD/trọn đời. Cài đặt tối đa trên 100 trang web, hỗ trợ, tự động cập nhật trọn đời.
- Ultimate: 199 USD/trọn đời. Cài đặt tối đa trên 100 trang web, tích hợp thêm nhiều addon cao cấp như Voice, Multi Language, Extended Search,….
6. Live Chat (+Chatbots) with Slack for WordPress by Hybrid.Chat
Live Chat (+Chatbots) with Slack for WordPress là một plugin tạo chatbot tiện dụng được phát triển bởi Hybrid.Chat. Nền tảng này cung cấp cho bạn đầy đủ mọi thứ để xây dựng, triển khai và đo lường hiệu quả của chatbot mà không cần gõ code.
Giá cả
- Miễn phí: Tối đa 100 cuộc trò chuyện mỗi tháng.
- Essential: 29 USD/tháng. Tối đa 1.000 cuộc trò chuyện mỗi tháng.
- Pro: 79 USD/tháng. Tối đa 10.000 cuộc trò chuyện mỗi tháng.
Các bản trả phí cho phép dùng thử trong vòng 14 ngày.
Ưu điểm
- Tích hợp chatbot trên website đơn giản.
- Có phiên bản miễn phí với khá nhiều tính năng hữu ích.
Nhược điểm
- Giao diện tùy chỉnh đơn điệu, chưa thu hút, có thể gây rối cho người dùng khi phải tạo kịch bản phức tạp.
- Tài liệu hướng dẫn còn sơ sài.
Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ tìm được plugin chatbot WordPress tốt và phù hợp nhất cho website của mình.
Nguồn: Tổng hợp