Trang chủ » WordPress là gì? Tổng quan về CMS phổ biến nhất hiện nay

WordPress là gì? Tổng quan về CMS phổ biến nhất hiện nay

by KDATA

WordPress là gì? Có ưu nhược điểm gì? Cùng WP KDATA tìm hiểu tổng quan về CMS WordPress – mã nguồn CMS mở (Open Source Software) phổ biến nhất thế giới hiện nay.

1. WordPress là gì?

WordPress là một hệ thống mã nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ lập PHP và cơ sở dữ liệu MySQL, dùng để xuất bản blog/website.

Wordpress là gì? Tổng quan về CMS phổ biến nhất thế giới (1)

Hiện nay, WordPress được biết đến là một CMS phổ biến nhất thế giới, chiếm tới 39.5% các website trên toàn cầu trong năm 2021 (tăng 35% so với năm trước). Với WordPress, người dùng có thể tạo ra nhiều thể loại website khác nhau như blog cá nhân, website tin tức/tạp chí, portfolio online, bán hàng – thương mại điện tử, thậm chí cả các website có độ phức tạp cao như bất động sản hay đặt phòng khách sạn.

Sale cuối năm

2. Ưu nhược điểm của WordPress

Ưu điểm:

  • Dễ sử dụng: Thao tác đơn giản, giao diện trực quan, cài đặt dễ dàng giúp bạn tự tạo website WordPress riêng và tự vận hành nó chỉ sau vào click mà không cần biết kiến thức về lập trình.
  • Dễ quản lý: Các mục như bài đăng, giao diện, cài đặt … được sắp xếp khoa học, dễ hiểu và thân thiện với người dùng.
  • Lợi thế về SEO: WordPress thân thiện với các công cụ tìm kiếm. Thêm nữa, plugin hỗ trợ SEO rất đa dạng và được cập nhật liên tục. Ngay khi có một xu hướng SEO mới gần như ngay lập tức có plugin mới hỗ trợ cho nó.
  • Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, trong đó có cả Tiếng Việt
  • Thiết kế trang web đa dạng: Hệ thống themes đồ sộ với nhiều gói giao diện miễn phí giúp bạn có thể làm nhiều loại website khác nhau như blog cá nhân, website giới thiệu công ty, website bán hàng, …
  • Cộng đồng hỗ trợ đông đảo: Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm câu trả lời cho các vấn đề đang gặp phải trên Google, nhất là khi khả năng tiếng Anh của bạn tốt. Ngoài ra, bạn còn có cơ hội để học hỏi các mẹo vặt và thủ thuật WordPress từ những người khác trên Internet.
  • Thư viện WordPress plugins phong phú: Đây là một lợi thế lớn, giúp công việc của bạn trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Dễ phát triển cho lập trình viên: Nếu am hiểu và thành thạo HTML, CSS, PHP thì bạn có thể dễ dàng mở rộng website WordPress của mình với rất nhiều tính năng vô cùng hữu ích.

Wordpress là gì? Tổng quan về CMS phổ biến nhất thế giới (2)

Nhược điểm:

  • Bảo mật: Vì WordPress là mã nguồn mở nổi tiếng nên nó cũng là mục tiêu số một của giới hacker. Tuy nhiên việc này có thể xử lý được nếu bạn tăng tính bảo mật cho website WordPress bằng plugin hoặc các thủ thuật bảo mật.
  • Sản phẩm bên thứ 3: Vì plugin WordPress và theme được phát triển bởi lập trình viên bên thứ 3 nên có thể xảy ra lỗi hoặc xung đột khi sử dụng. Vì vậy trước khi cài đặt, bạn cần đọc kỹ đánh giá và mô tả.
  • Thời gian tải trang: Vì cài đặt nhiều plugin nên site có thể bị chậm. Giải pháp cho vấn đề này chính là cài đặt caching plugin

3. So sánh WordPress.com và WordPress.org

Wordpress là gì? Tổng quan về CMS phổ biến nhất thế giới (3)

Khi mới bắt đầu với WordPress, bạn có thể bị nhầm lẫn giữa wordpress.com và wordpress.org. Nhìn có vẻ giống nhau nhưng mỗi trang lại có mục đích riêng và hướng tới đối tượng người dùng riêng. Vì vậy, nếu bạn đang cần tạo site WordPress thì cần tìm hiểu rõ sự khác biệt giữa 2 dịch vụ này nhé.

So sánhWordPress.comWordPress.org
GiáVề cơ bản là miễn phí nhưng có giới hạn về dung lượng (3GB với tên miền là subdomain của .wordpress.com)Phải mua Hosting và tên miền
Linh hoạt và dễ dàng tùy chỉnhKhông thể upload và giới hạn theme có thể sử dụng trên WordPress.com.

Để có thể chỉnh sửa code, cần phải trả thêm 30$/năm (Khoảng 693.000 đồng)

Không thể upload hay sử dụng plugin và giới hạn một số tính năng cố định có sẵn trên WordPress.com.

Có thể upload theme miễn phí, trả phí, theme tự chỉnh sửa.

Có thể tự chỉnh sửa theme của website theo ý của mình.

Có thể sử dụng mọi plugin và thêm bất kỳ tính năng hay thứ đặc biệt nào khác cho website.

Sao lưu và bảo mậtWordPress.com chịu trách nhiệm về mọi thứ cập nhật, sao lưu,…Bạn phải tự chịu trách nhiệm về cập nhật, tối ưu, chống spam, sao lưu website,…
Tốc độWordPress.com sẽ tự tối ưu cho bạn: Tốc độ nhanh và gần như không có downtimeWordPress.org cho phép bạn điều khiển nhiều chức năng tối ưu tốc độ của website: Bạn cần lựa host tối ưu cho WordPress và nên thực hiện các hiệu chỉnh để tăng tốc độ website.
Kiếm tiềnKhông được phép đặt banner trên website của mình, đến khi đạt 25.000 lượt xem/tháng. Bạn cần nộp đơn xin phép.Có thể kiếm tiền từ website bằng cách đặt banner quảng cáo, affiliate link, …

4. Những hiểu nhầm về WordPress

#1. Chỉ những website “cùi”, đơn giản mới dùng WordPress

Có thể bạn thấy nhiều người lập website WordPress với chi phí thấp nhưng điều đó không có nghĩa WordPress là một website giá rẻ, không chất lượng. Hiện nay có rất nhiều tên tuổi nổi tiếng xây dựng website trên nền tảng WordPress nhờ sự sự linh hoạt trong thiết kế front-end và các tính năng back-end mã nguồn mở rất mạnh.

Một số website nổi tiếng sử dụng WordPress có thể kể đến như:

  • The New Yorker: Toàn bộ hệ thống của The New Yorker – tờ báo nổi tiếng nhất nước Mỹ, được vận hành bởi WordPress.
  • TechCrunch: Trang web nổi tiếng về công nghệ và các tin tức khởi nghiệp
  • Sony Music: Công ty toàn cầu đa quốc gia của Mỹ chuyên sản xuất các bài hát, đĩa đơn, thuộc hãng công nghệ Nhật Bản nổi tiếng là Sony.
  • White House: Website chính thức .gov của Nhà Trắng

#2. WordPress chỉ dành cho người không biết code

Hoàn toàn sai lầm! Nếu bạn đã nghe ai đó với bạn điều này thì chúng tôi xin khẳng định điều này hoàn toàn không chính xác.

Đối với những người không biết code sẽ dùng WordPress bằng cách sử dụng những tính nẵng sẵn có. Thư viện giao diện phong phú cùng với số lượng lớn plugin hỗ trợ là đủ để họ tự tạo được website cho riêng mình.

Còn đối với những người biết code, WordPress cung cấp tính năng linh hoạt tuyệt vời để mở rộng phần mềm bằng mã tùy chỉnh bằng cách sử dụng plugins và themes.

#3. WordPress chạy chậm

Thực ra website trên mọi nền tảng đều có thể chạy chậm. Nguyên nhân có thể là do Hosting bị chậm, mạng yếu,… hoặc do lập trình viên chưa tối ưu web đúng cách các plugins hay themes trên website WordPress mà thôi.

Kết Luận

Qua bài viết này, chắc bạn đã hiểu được WordPress là gì cũng như một số kiến thức cơ bản về WordPress. Nếu bạn cảm thấy hứng thú, hãy xem các bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thể hiểu sâu hơn về CMS này nhé!

Bài viết liên quan

Leave a Comment